Top 10 Bộ phim đoạt giải oscar hay nhất mọi thời đại

The King’s Speech

  • Năm công chiếu: 2010
  • Đạo diễn: Tom Hooper
  • Ngôi sao: Colin Firth, Helena Carter, Geoffrey Rush
  • Điểm IMDb: 8,0
  • Điểm Rotten Tomatoes: 95%
  • Điểm Metacritic: 88

Bộ phim The King’s Speech (tạm dịch: Bài phát biểu của nhà vua) kể về câu chuyện của vua George VI của nước Anh. George VI vốn dĩ bị bệnh nói lắp và không muốn trở thành nhà vua nhưng rồi khi người anh trai Edward VIII bất ngờ thoái vị, George VI trở thành ông vua bất đắc dĩ của Vương quốc Anh. Để sửa chữa tật nói lắp, George VI đã tìm đến một người mà ông hoàn toàn không tin tưởng, trong khi đó Đức Quốc Xã chuẩn bị khơi mào thế chiến thứ 2 và nhà vua cần phải phát biểu tổng động viên toàn quân dân. Bộ phim The King’s Speech đã chiến thắng hạng mục Phim hay nhất năm tại Lễ trao giải Oscar năm ấy.

12 Years a Slave

  • Năm công chiếu: 2013
  • Đạo diễn: Steve McQueen
  • Ngôi sao: Chiwetel Ejiofor, Lupita Nyong’o, Scoot McNairy
  • Điểm IMDb: 8,1
  • Điểm Rotten Tomatoes: 96%
  • Điểm Metacritic: 96

Một bộ phim khác về chủ đề người da màu đã chiến thắng hạng mục Phim hay nhất năm, đó là 12 Years A Slave (tạm dịch: 12 năm nô lệ), ra mắt vào năm 2013. Bộ phim chuyển thể từ sự việc có thật, được ghi lại trong hồi ký của Solomon Northup – một người Mỹ da màu tự do, bị bắt cóc, bị bán và phải làm việc như một người nô lệ. Bộ phim 12 Years A Slave khắc họa trần trụi về nạn buôn bán và ngược đãi người da màu dưới chế độ nô lệ, đã trở thành một biểu tượng trong dòng phim về người da màu.

Spotlight

  • Năm công chiếu: 2015
  • Đạo diễn: Tom McCarthy
  • Ngôi sao: Mark Ruffalo, Michael Keaton, Rachel McAdams
  • Điểm IMDb: 8,1
  • Điểm Rotten Tomatoes: 96%
  • Điểm Metacritic: 93

Vào năm 2015, bộ phim Spotlight (tạm dịch: Tâm điểm) đã làm chấn động cộng đồng khi đề cập đến vấn đề nạn xâm phạm tình dục trẻ vị thành niên, đặc biệt là trong các nhà thờ. Bộ phim Spotlight đi theo góc nhìn và quá trình điều tra của một nhóm phóng viên, nhà báo để tìm ra gốc rễ của tội ác khủng khiếp này. Spotlight không những là bộ phim lên án tội ác xâm phạm tình dục trẻ vị thành niên mà còn là một bộ phim tuyên dương những phóng viên, nhà báo tâm huyết, hết mình vì công việc, vì chính nghĩa bất chấp mọi gian nan và nguy hiểm cận kề. Bộ phim đã chiến thắng hạng mục Phim hay nhất năm tại Lễ trao giải Oscar thứ 88.

Argo

  • Năm công chiếu: 2012
  • Đạo diễn: Ben Affleck
  • Ngôi sao: Ben Affleck, Bryan Cranston, Alan Arkin
  • Điểm IMDb: 7,7
  • Điểm Rotten Tomatoes: 96%
  • Điểm Metacritic: 86

Argo (tạm dịch: Kế hoạch Argo) là một bộ phim chuyển thể từ sự việc có thật, kể về kế hoạch Argo của chính phủ Mỹ để cứu 6 người Mỹ đang mắc kẹt tại Tehran trong khủng hoảng chính trị Iran năm 1980. Lúc bấy giờ, sự căng thẳng giữa những phần tử cực đoan của Iran với Mỹ và phương Tây leo cao, nhiều thành phần nổi loạn đã tấn công các đại sứ quán, bắt giữ và giết hại người phương Tây dưới sự bảo trợ của chính phủ Iran. Có thể nói Argo là một bộ phim hết sức căng thẳng và mang đậm tính chính trị, có lẽ bởi vậy mà bộ phim do Ben Affleck đạo diễn và thủ vai chính này đã chiến thắng hạng mục Phim hay nhất năm tại Lễ trao giải Oscar năm 2013.

No Country for Old Men

  • Năm công chiếu: 2007
  • Đạo diễn: Ethan Coen, Joel Coen
  • Ngôi sao: Javier Bardem, Tommy Lee Jones, Woody Harrelson
  • Điểm IMDb: 8,1
  • Điểm Rotten Tomatoes: 93%
  • Điểm Metacritic: 91

Và bộ phim cuối cùng trong danh sách của chúng ta là bộ phim No Country for Old Men (tạm dịch: Không chốn dung thân), bộ phim chiến thắng hạng mục Phim hay nhất năm tại lễ trao giải Oscar thứ 80, năm 2008. Đây là bộ phim hài kịch đen danh tiếng do anh em nhà Coen thực hiện, lấy bối cảnh miền Tây hoang vu với những châm biếm về cuộc sống, bạo lực tại vùng đất già cỗi này. Ở No Country for Old Men, không có thiện, không có ác, chỉ có bản tính người lộ diện, và đây cũng chính là giá trị hiện thực mà anh em Coen luôn muốn khắc họa trong hầu hết các tác phẩm điện ảnh của mình. No Country for Old Men đã chiến thắng 4 giải Oscar năm ấy, trong đó có những giải quan trọng như Phim hay nhất năm, đạo diễn xuất sắc nhất và kịch bản chuyển thể hay nhất.

Slumdog Millionaire

  • Năm công chiếu: 2008
  • Đạo diễn: Danny Boyle, Loveleen Tandan
  • Ngôi sao: Dev Patel, Freida Pinto
  • Điểm IMDb: 8,0
  • Điểm Rotten Tomatoes: 92%
  • Điểm Metacritic: 86

Slumdog Millionaire (tạm dịch: Triệu phú khu ổ chuột) là bộ phim chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên đã trở thành hiện tượng năm ấy. Bộ phim do Warner Bros. sản xuất với bối cảnh và dàn diễn viên Ấn Độ, đã để lại ấn tượng sâu sắc về cuộc sống đầy nghèo khổ, khó khăn của những chú bé ở những khu ổ chuột tại Mumbai – thủ đô của Ấn Độ. Bộ phim Slumdog Millionaire đã giành đến 8 Oscar, trong đó có hạng mục Phim hay nhất năm tại Lễ trao giải Oscar thứ 81.

Birdman or (The Unexpected Virtue of Ignorance)

  • Năm công chiếu: 2014
  • Đạo diễn: Alejandro G. Inarritu
  • Ngôi sao: Michael Keaton, Emma Stone, Edward Norton
  • Điểm IMDb: 7,8
  • Điểm Rotten Tomatoes: 91%
  • Điểm Metacritic: 88

Và người chiến thắng hạng mục Phim hay nhất năm tại Lễ trao giải Oscar thứ 87, đó chính là bộ phim Birdman or (The Unexpected Virtue of Ignorance), (tạm dịch: Người chim (hay bất ngờ đến từ kẻ không chuyên)). Birdman là bộ phim hài kịch đen do đạo diễn người Mexico Alejandro G. Inarritu thực hiện, với bối cảnh tù đày trong ngõ ngách của nhà hát Broadway đã khắc họa rõ nét những góc tối của nghề diễn. Với những lớp nhân vật đa dạng, từ một tài tử method acting đến một ngôi sao điện ảnh hết thời, bộ phim Birdman chính là một vở kịch bi hài về cuộc đời và sự nghiệp của những người diễn viên chân chính. Bộ phim Birman đã chiến thắng 4 giải Oscar năm đó.

The Artist

  • Năm công chiếu: 2011
  • Đạo diễn: Michel Hazanavicius
  • Ngôi sao: Jean Dujardin, John Goodman
  • Điểm IMDb: 7,9
  • Điểm Rotten Tomatoes: 96%
  • Điểm Metacritic: 89

The Artist (tạm dịch: Nghệ sĩ) là bộ phim hài hước, lãng mạn, thực hiện theo phong cách phim câm đen trắng, đã chiến thắng hạng mục Phim hay nhất năm tại Lễ trao giải Oscar thứ 84, năm 2012. The Artist xoay quanh một người nghệ sĩ của thời đại điện ảnh phim câm, làm sống dậy lịch sử vinh quang và thăng trầm của điện ảnh. Bộ phim tái tạo lại phong cách làm phim câm tưởng như đã bị lãng quên trong xu thế làm phim bom tấn dựa vào sức mạnh của công nghệ. Chính vì thế, The Artist là một sự quyến rũ độc đáo cho những ai yêu điện ảnh bằng tình yêu bền bỉ và thủy chung.

Moonlight

  • Năm công chiếu: 2016
  • Đạo diễn: Barry Jenkins
  • Ngôi sao: Mahershala Ali, Naomie Harris
  • Điểm IMDb: 7,7
  • Điểm Rotten Tomatoes: 97%
  • Điểm Metacritic: 99

Moonlight (tạm dịch: Ánh trăng) là bộ phim đã chiến thắng hạng mục Phim hay nhất năm tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 89 vừa qua. Bộ phim xoay quanh cuộc đời của một cậu bé đồng tính da màu, có người mẹ nghiện ma túy. Trong xã hội nghèo khổ và nhiều tệ nạn của người da màu, cậu thậm chí còn bị chính những người xung quanh kỳ thị vì là người đồng tính. Với nội dung sâu sắc, cảm động, Moonlight không chỉ là phim hay nhất năm 2016 mà còn chiến thắng đến 3 giải Oscar trong Lễ trao giải vừa qua.

The Hurt Locker

  • Năm công chiếu: 2009
  • Đạo diễn: Kathryn Bigelow
  • Ngôi sao: Jeremy Renner, Ralph Fiennes
  • Điểm IMDb: 7,6
  • Điểm Rotten Tomatoes: 98%
  • Điểm Metacritic: 94

The Hurt Locker (tạm dịch: Chiến dịch Sói Sa Mạc) là bộ phim về chủ đề binh lính Mỹ với bối cảnh chiến tranh Iraq. Bộ phim là bức tranh cận cảnh về cuộc sống của những con người làm việc nguy hiểm nhất trong cuộc chiến này: gỡ kíp nổ bom. Bộ phim The Hurt Locker chắc hẳn sẽ đem đến cho người xem những giây phút hồi hộp, căng thẳng cũng như những giây phút cảm động về cuộc sống của những chiến sĩ trong đội phá bom tại vùng đất máu lửa này. Bộ phim đã chiến thắng hạng mục Phim hay nhất năm tại Lễ trao giải Oscar năm 2010.

Rate this post

Be the first to post a comment.

Add a comment