Top 10 Bộ phim khoa học viễn tưởng hay nhất của điện ảnh Mỹ

Chuyến du hành không gian (2001: A Space Odyssey – 1968)

Chuyến du hành không gian là một bộ phim sử thi khoa học viễn tưởng do Stanley Kubrick sản xuất và đạo diễn năm 1968. Kịch bản phim được viết bởi Kubrick và Arthur C. Clarke, phần nào được lấy cảm hứng từ câu chuyện ngắn “The Sentinel” của Clarke. 
Phim kể về một chuyến hành trình tới sao mộc của một phi hành đoàn với cỗ máy tính thông minh Hal, sau khi họ phát hiện một cột hình tháp đen bí ẩn mà nó có thể ảnh hưởng tới sự tiến hóa của loài người. Bộ phim đề cập tới các chủ đề về chủ nghĩa hiện sinh, sự tiến hóa của loài người, công nghệ, trí tuệ nhân tạo, và sự sống của những sinh vật bên ngoài trái đất.
Chuyến du hành không gian được đề của 4 giải Oscar, và thắng trong hạng mục Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất. Đến nay, Chuyến du hành không gian được coi là một trong những bộ phim lớn nhất và có ảnh hưởng nhất đã từng được thực hiện. Năm 1991, bộ phim được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ lựa chọn để lưu trữ và bảo quản trong Viện lưu trữ phim quốc gia vì những ý nghĩa của nó về văn hóa, lịch sử và thẩm mỹ.

ET Cậu Bé Ngoài Hành Tinh (E.T. the Extra-Terrestrial – 1982)

ET Cậu Bé Ngoài Hành Tinh là một bộ phim khoa học viễn tưởng của điện ảnh Mỹ, phim do Steven Spielberg đạo diễn và Melissa Mathison viết kịch bản. 
Phim kể về câu chuyện của Elliott, một cậu bé cô đơn, trong một lần tình cờ cậu đã làm bạn với một người ngoài hành tình, có tên là “E.T.”, vốn bị mắc kẹt trên trái đất. Elliott đã và anh chị em của cậu đã tìm cách giúp E.T. trở về nhà, trong khi một mặt cố gắng giữ bí mật về E.T. khỏi cha mẹ và chính phủ. 
Bộ phim được ra mắt vào ngày 11/6/1982 bởi hãng Universal Pictures. ET Cậu Bé Ngoài Hành Tinh lúc đó ngay lập tức trở thành một bộ phim bom tấn, vượt qua Star Wars để trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại với doanh thu lên tới 792.9 triệu đô, trong nhiều năm sau đó bộ phim vẫn giữ kỷ lục về doanh thu đến khi Jurassic Park, một bộ phim khác Spielberg đạo diễn ra đời. 
Được coi là một trong những bộ phim vĩ đại nhất của mọi thời đại, năm 1994, phim đã được lựa chọn để lưu trữ và bảo quản trong Thư viên phim của Quốc hội Hoa Kỳ vì những ý nghĩa mà nó mang lại.

Cuộc xâm lăng của người nhân bản (Invasion of the Body Snatchers – 1956)

Cuộc xâm lăng của người nhân bản là một bộ phim thuộc thể loại khoa học viễn tưởng của Mỹ, phim được đạo diễn bởi Don Siegel. 
Chuyện phim kể về một cuộc xâm lược ngoài trái đất bắt đầu tại thị trấn hư cấu California Santa Mira. Bào tử thực vật lạ rơi từ không gian và phát triển thành vỏ hạt lớn, có khả năng tái tạo một bản sao thay thế bản sao của mỗi con người. Khi mỗi quả đạt phát triển đầy đủ, nó tâm hóa chất đặc điểm, ký ức và tính cách của mỗi người ngủ đặt gần đó, những bản sao, tuy nhiên, đều không có cảm xúc của con người. Từng chút một, một bác sĩ địa phương phát hiện ra cuộc xâm lược thầm lặng này và nỗ lực để ngăn chặn nó.
Năm 1994, bộ phim được lựa chọn lưu trữ và bảo quản trong Viện lưu trữ phim Quốc gia Hoa Kỳ.

Tội phạm người máy (Blade Runner – 1982)

Tội phạm người máy là một phim khoa học viễn tưởng của Mỹ do đạo diễn Ridley Scott thực hiện. Phim được dựa trên truyện của tiểu thuyết gia viễn tưởng Phillip K. Dick. 
Nội dung bộ phim xoay quanh chàng cảnh sát Deckard (Harrison Ford) có nhiệm vụ săn tìm những người máy nổi loạn. Đang có ý định muốn từ bỏ công việc thì bỗng Deckard buộc phải trở lại vì sự nổi loạn của 4 tên người máy. Những tên này đã chiếm đoạt một con tàu và trên đường quay trở về Trái Đất. Bộ phim truyền tải đến khán giả nhiều thông điệp sâu sắc, để ta thấy rằng, cuộc sống có những ký ức và nó tuyệt vời biết bao nhiêu. Rằng, đời này dài thế nhưng ngắn ngủi lắm và nó đáng quý biết bao nhiêu. Rằng, đâu là thật, đâu là giả, cuộc sống đến từ đâu, đi về đâu, như thế nào, là cái gì, và nó vô cùng quý giá… Yếu tố hấp dẫn và thuyết phục của tác phẩm với người xem không hoàn toàn nằm ở những pha hành động mà chính là trong ý nghĩa tinh thần và tư tưởng sâu sắc thậm chí còn vượt qua cả ý đồ của cuốn tiểu thuyết được chuyển thể. Nó khiến cho người xem sau đó phải suy nghĩ và ngẫm nghĩ về nhiều câu hỏi.

Ngày trái đất ngừng quay (The Day the Earth Stood Still – 1951)

Ngày trái đất ngừng quay là một bộ phim đen trắng về thể loại khoa học viễn tưởng của điện ảnh Mỹ. Bộ phim được sản xuất bởi Julian Blaustein, đạo diễn Robert Wise.
Bộ phim xoay quanh Klaatu, một người ngoài hành tinh có hình dáng giống con người vừa vượt qua một sự tiến hóa mạnh mẽ để tồn tại trước sự thay đổi khí hậu trên hành tinh của họ. Klaatu tới trái đất để đánh giá xem liệu loài người có ngăn chăn được sự hủy hoại môi trường mà họ đang phải gánh chịu trên Trái đất hay không. Khi bị ngăn cản phát biểu trước Liên hợp quốc, Klaatu và những người đứng sau anh ta quyết định rằng loài người sẽ phải bị xóa sổ để Trái đất có thể tồn tại. Số phận của loài người phụ thuộc vào tiến sĩ Helen Benson và cậu con trai Jacob nếu như cô thuyết phục được Klaatu rằng con người cần được bảo vệ. Nhưng dường như đã là quá muộn.
Năm 1995, phim được lựa chọn để lưu trữ và bảo quản trong Viện phim Quốc gia Hoa Kỳ về những giá trị mà nó mang lại.

Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars)

Chiến tranh giữa các vì sao là một bộ phim phiêu lưu khoa học viễn tưởng của điện ảnh Mỹ sản xuất năm 1977. Phim được viết kịch bản và đạo diễn bởi George Lucas. Cốt truyện của bộ phim tập trung vào phe Rebel Alliance, đứng đầu là Công chúa Leia Organa, và nỗ lực của cô để tiêu diệt trạm không gian của đế chế Galactic, Death Star. Cuộc xung đột này sẽ phá vỡ cuộc sống biệt lập của farmhand Luke Skywalker, người vô tình có được một cặp droids mà nó có thể bị đánh cắp từ bản kế hoạch kiến trúc cho Death Star. Khi đế quốc bắt đầu một tìm kiếm phá hủy cho droids mất tích, Skywalker đã cùng với JJedi Master Obi-Wan Kenobi trên hành trình thực hiện một nhiệm vụ để khởi động lại các kế hoạch của Liên minh Rebel và giải cứu công chúa Leia từ tay đế chế Galactic.
Star Wars được công chiếu tại Mỹ vào ngày 25/5/1977. Bộ phim thu về 461 triệu đô tại Hoa Kỳ và 314 triệu đô ở nước ngoài, với tổng trị giá 775 triệu đô. Star Wars đã vượt qua Jaws (1975) để trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại vào lúc đó. 
Bộ phim nhận được mười đề cử giải Oscar và chiến thắng trong 7 hạng mục. Bộ phim sau đó đã được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ lựa chọn để lưu trữ và bảo quản trong viện phim quốc gia. 

Trở lại tương lai (Back to the Future – 1985)

Trở lại tương lai là một phim hài phiêu lưu, khoa học viễn tưởng của Mỹ được sản xuất vào năm 1985 bởi đạo diễn Robert Zemeckis. 
Phim kể về cậu nhóc Marty McFly, cậu thiếu niên bị quay về quá khứ năm 1955. Cậu đã gặp cha mẹ tương lai của mình lúc còn học trường trung học và vô tình trở thành người trong mộng của mẹ mình. Marty phải sửa chữa những xáo trộn lịch sử do sự xuất hiện của bản thân bằng cách giúp cha mẹ cậu yêu nhau, với sự giúp đỡ của tiến sĩ Emmett “Doc” Brown (Christopher Lloyd), một nhà khoa học thiên tài, lập dị, người chế tạo ra cỗ máy thời gian, đồng thời cậu cũng phải tìm cách trở về hiện tại của cậu, năm 1985. 
Trở lại tương lai được phát hành vào ngày 3/7/1985, thu về hơn 381 triệu đô trên toàn thế giới, trở thành bộ phim có doanh thu cao của năm 1985. Phim đã giành giải Hugo cho Trình diễn Sân khấu xuất sắc nhất, giải Saturn dành cho Phim Khoa học Viễn tưởng hay nhất, năm đề cử Giải BAFTA và 4 đề cử Giải Quả cầu vàng, trong đó có hạng mục Phim ca nhạc hoặc phim hài hay nhất. Phim cũng giành Giải Oscar cho Biên tập âm thanh xuất sắc nhất và nhận được 4 đề cử khác cử thêm giải Oscar, năm đề cử BAFTA, và bốn đề cử Quả cầu vàng, trong đó có Best Motion Picture (Musical or Comedy).
Năm 2007, Thư viện Quốc hội Mỹ đã lựa chọn phim để cất giữ tại Viện lưu trữ phim quốc gia

Kẻ hủy diệt 2: Ngày phán xét (Terminator 2: Judgment Day)

Kẻ hủy diệt 2: Ngày phán xét là một bộ phim hành động khoa học viễn tưởng của điện ảnh Mỹ. 
Nội dung bộ phim xoay quanh Sarah Connor và cậu con trai 10 tuổi của Sarah cùng chiến binh bảo vệ đến từ tương lai, khi họ cố gắng ngăn chặn Ngày phán xét, một ngày trong tương lai khi máy móc bắt đầu tiến hành hủy diệt loài người.
Việc sản xuất của Terminator 2 đòi hỏi một ngân sách lớn, lên đến 102 triệu đô, điều đó khiến nó trở thành bộ phim tốn kém nhất được thực hiện đến thời điểm đó. Phần lớn ngân sách khổng lồ của bộ phim đã được chi cho quay phim và các hiệu ứng đặc biệt.
Bộ phim giành được 4 giải Oscar cho các hạng mục: Biên tập âm thanh xuất sắc nhất, Hòa âm hay nhất, Hóa trang xuất sắc nhất và Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất. 

Quái vật không gian (Alien – 1979)

Quái vật không gian là một bộ phim khoa học viễn tưởng của Mỹ sản xuất năm 1979 bởi đạo diễn Ridley Scott. 
Bộ phim kể về một phi hành đoàn 7 người trên con tàu vũ trụ Nostromo nhận được tín hiệu mà họ cho là cấp cứu từ một con tàu khác. Trái lại, đó lại là những tín hiệu cảnh báo của những con quái vật cuồng bạo đến từ hành tinh lạ. Không còn cơ hội để họ quay đầu trở lại, và từng người, từng người một dần bị chúng ăn thịt….
Bộ phim nhận được giải Oscar cho hạng mục Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất. Những thập kỷ tiếp theo, bộ phim vẫn được ca ngợi như là một trong những phim khoa học viễn tưởng xuất sắc nhất mọi thời đại. 
Năm 2002, phim được lựa chọn để lưu trữ và bảo quản trong Viện lưu trữ phim Quốc gia Hoa Kỳ vì những ý nghĩa và giá trị về lịch sử, văn hóa và thẩm mỹ mà nó mang lại. 

Cỗ máy con người (A Clockwork Orange – 1971)

Cỗ máy con người là một bộ phim khoa học viễn tưởng của Mỹ được sản xuất và đạo diễn bởi Stanley Kubrick. Phim dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Anthony Burgess viết năm 1962.
Bộ phim là sự tổng hòa của ba yếu tố bao gồm: bạo lực, tình dục cưỡng bức và nhạc cổ điển. Bộ phim lấy bối cảnh về nước Anh ở một tương lai gần, với nhân vật chính là cậu nhóc 15 tuổi Alex Delarge, một tên tội phạm bẩm sinh với 3 thứ khoái lạc: bạo lực, hiếp dâm và… nhạc Beethoven.

Rate this post

Be the first to post a comment.

Add a comment