Top 10 Cảnh quay đẹp tại Việt Nam trong các bộ phim bom tấn Hollywood

Sa Pa

Tác phẩm “The Chinese Botanist’s Daughters” của nhà đạo diễn Đới Tư Kiệt được hai nước Pháp và Canada cùng sản xuất. Trong bộ phim có rất nhiều cảnh quay đẹp của Việt Nam như khung cảnh thiên nhiên ở Sa Pa, rừng Cúc Phương, Tam Cốc hay Ba Vì đều hiện lên thật nên thơ. Điều này đã trở thành phông nền hữu tình cho mối tình đầy oan trái của nhân vật chính trong phim.

Tam Cốc – Ninh Bình

Tam Cốc – Bích Động là bối cảnh chính của phim “Hai cô gái ông chủ vườn thuốc”. Những hình ảnh non nước hữu tình và cảnh núi rừng trùng điệp của vùng đất cố đô đã góp phần tạo nên chất thơ cho mối tình đầy bi kịch giữa An và Ming. Bộ phim ra mắt vào năm 2006. Bộ phim giành nhiều giải thưởng tại Liên hoan phim thế giới Montreal và Toronto và được đánh giá là một trong những phim về đề tài đồng tính hay nhất từ trước tới nay.

Khu du lịch sinh thái Đầm Vân Long – Ninh Bình

Đầm Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ. Khu bảo tồn nằm ở phía đông bắc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Bộ phim “Pan” đã thực hiện một số cảnh quay đẹp của Việt Nam ngay trên đầm Vân Long với những cánh cò trắng muốt. Khán giả Việt xem phim có thể dễ dàng nhận ra ngay những hình ảnh ảnh ruộng lúa xanh biếc với dòng sông uốn lượn bên sườn núi đều là những cảnh đẹp đặc trưng của vùng đất Ninh Bình.

Huế

Bộ phim “Đông Dương” là bộ phim có rất nhiều cảnh được quay trên khắp đất nước Việt Nam. Trong đó rất nhiều cảnh quay trên đất Huế mộng mơ. Đặc biệt, đoàn làm phim “Đông Dương” đã vào tận hậu cung của Kinh thành Huế để thực hiện quay những cảnh về cuộc sống của vua chúa thời phong kiến của nước ta.

Sa Đéc – Đồng Tháp

Đoàn phim “Người Tình” đã có nhiều cảnh quay thực hiện tại miền Tây Nam Bộ với cánh đồng lúa bát ngát và những phiên chợ quê bình dị… hình ảnh đó hiện lên trong bộ phim, người tình thật sống động và nên thơ. Đặc biệt, bộ phim có nhiều cảnh quay ở nhà cổ Huỳnh Thủy Lê – Sa Đéc – Đồng Tháp. Đây là nơi diễn ra cuộc tình say đắm của hai nhân vật chính. Hiện nay tỉnh Đồng Tháp đã thu hút rất nhiều lượng du khách nước ngoài đến tham quan trường quay.

Hội An – Đà Nẵng

Bộ phim “Người Mỹ trầm lặng” được quay trải dài trên khắp đất nước ta. Nó được quay từ Hà Nội, Hội An, Ninh Bình, Đà Nẵng cho đến Sài Gòn. Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên nổi tiếng của nhà văn Anh Graham Greene. Bộ phim là câu chuyện xoay quanh mối tình tay ba giữa Thomas Fowler, Pyle và Phượng. Bộ phim lấy bối cảnh là cuộc chiến tranh Đông Dương đang ở giai đoạn cuối. Đoàn phim đã có những cảnh quay tuyệt vời nhất ở Hà Nội và Hội An.

Vịnh Hạ Long- Quảng Ninh

“Pan và vùng đất Neverland” là một bộ phim điện ảnh nổi tiếng của nước Mỹ được sản xuất năm 2015 của đạo diễn Joe Wright với sự tham dự của rất nhiều diễn viên nổi tiếng như: Levi Miller, Garrett Hedlund, Hugh Jackman, Rooney Mara… Đoàn phim đã lấy bối cảnh Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh của Việt Nam để thực hiện quay những cảnh quay đẹp của Việt Nam. Những hình ảnh ở Vịnh Hạ Long đã mang thêm tính chất huyền ảo và thần tiên của nhân vật cậu bé Pan tại vùng đất Neverland.

Tràng An – Ninh Bình

Năm 2016, nước ta được chọn làm phim với bối cảnh chính là một thung lũng rộng 2 ha ở trong lòng quần thể di sản thế giới Tràng An – Ninh Bình. Bộ phim “Skull Island” là bộ phim quái vật Mỹ của đạo diễn Jordan Vogt – Roberts. Bộ phim bắt đầu được khởi quay vào ngày 19 tháng 10 năm 2015 tại Hawaii. Để phục vụ cho những cảnh quay quan trọng tại tỉnh Ninh Bình thì trước đó cả đoàn làm phim đã phải xây dựng một phim trường trên một bán đảo nhỏ, nằm cạnh khu vực bến thuyền quần thể di sản thế giới Tràng An để có thể tạo nên cảnh quay đẹp nhất của Việt Nam trong trailer ngay lần đầu tiên.

Hang Én – Quảng Bình

Đoàn phim “Pan” đã chọn rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam để thực hiện các cảnh quay trong phim. Trong đó phải kể đến cảnh quay trong Hang Én là hang động lớn thứ 3 thế giới ở Quảng Bình. Để có hình ảnh đẹp trong hang thì từ giữa năm 2014, 10 chuyên gia làm phim đã phải đến Hang Én quay định dạng 3D đồng thời chụp ảnh và quay cấu trúc bên trong hang động để về dựng cảnh hậu kỳ cho phim. Sau đó, những diễn viên đã diễn xuất trên nền phông xanh rồi ghép hình lại dựa trên các cảnh quay đẹp tại Hang Én.

Sài Gòn

Hình ảnh Việt Nam thời chiến khắc họa qua lăng kính của người đạo diễn Phillip Noyce mang hai mặt đối lập. Với một bên Sài Gòn – “viên ngọc viễn đông” xa hoa, lộng lẫy và bên còn lại là mặt trận Việt Nam với chết chóc, đau thương. Bộ phim “Người Mỹ trầm lặng” đã khắc họa rõ nét vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam trong cuộc chiến tranh. Bộ phim đã khiến cả thế giới có cái nhìn đúng đắn về Việt Nam trong một thời kì lửa đạn với rất nhiều cảnh quay đẹp tại Việt Nam.

Rate this post

Be the first to post a comment.

Add a comment