Top 10 Phim sử thi hay nhất của điện ảnh Mỹ

Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh (All Quiet on the Western Front – 1930)

Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh là một bộ phim sử thi của Mỹ về đề tài chiến tranh. Phim dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của tiểu thuyết gia Erich Maria Remarque. kể lại hành trình của một nhóm thanh niên trẻ người Đức đã lên đường đăng lính sau khi bị kích động bởi một vị giáo sư hiếu chiến cổ vũ lên đường “bảo vệ tổ quốc” trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc chiến khiến họ đối diện với thương vong, nhận ra bi kịch của chiến tranh và biết rằng mình đã nhận thức sai về kẻ thù.

Lawrence xứ Ả Rập (Lawrence of Arabia – 1962)

Lawrence xứ Ả Rập là một bộ phim sử thi lịch sử do Anh và Mỹ hợp tác cùng sản xuất, phim được làm dựa trên cuộc đời của Thomas Edward Lawrence thường được gọi là T. E. Lawrence, là một sĩ quan Quân đội Anh nổi tiếng vì vai trò của ông trong Cuộc nổi dậy của Ả Rập chống sự thống trị của Đế quốc Ottoman – Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm 1916 – 1918. Phim được coi như là một trong những tác phẩm lớn và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới. 
Bộ phim được đề cử giải Oscar cho 10 hạng mục tại lễ trao giải Oscar lần thứ 35 năm 1963 và thắng tới 7 giải là: Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Nhạc phim hay nhất, Quay phim xuất sắc nhất, Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất, Dựng phim xuất sắc nhất và Hòa âm hay nhất. Lawrence xứ Ả Rập cũng đã giành giải thưởng Quả cầu vàng cho Phim điện ảnh – phim truyền hình và các giải thưởng BAFTA cho phim hay nhất.
Chủ đề của bộ phim xoay quanh cuộc đấu tranh nội tâm của Lawrence với sự khốc liệt của chiến tranh, với bản ngã vốn có, bên cạnh đó là sự đấu tranh giữa một bên là lòng trung thành với quân đội Anh, với nước Anh, một bên là những người bạn mới của anh trong các bộ lạc ở sa mạc Ả rập.
Năm 1991, Lawrence xứ Ả Rập được xét là phim có giá trị về văn hóa, lịch sử và thẩm mỹ, và được chọn để lưu trữ và bảo quản trong Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ.

Reds (Phóng viên Reed – 1981)

Reds là một bộ phim sử thi của Mỹ sản xuất năm 1981. Hình ảnh trung tâm, xuyên suốt của phim tập trung vào cuộc sống và sự nghiệp của John Reed. Anh là một phóng viên của Mỹ, sau đó anh đã đến nước Nga ngay khi diễn ra cách mạng tháng mười và sau này anh đã trở về nước Mỹ thành lập đảng cộng sản Mỹ. Chính anh là tác giả của tác phẩm Mười ngày rung chuyển thế giới sau này đã được dựng thành phim. Reds đã được trao giải Oscar cho giải Đạo diễn xuất sắc nhất và được đề cử cho Phim hay nhất.

Giải cứu binh nhì Ryan (Saving Private Ryan – 1998)

Giải cứu binh nhì Ryan là một bộ phim sử thi chiến tranh của Mỹ, Phim lấy bối cảnh trong cuộc đổ bộ của đồng minh vào bờ biển Normandy của Pháp trong thế chiến thứ 2. Phim mô tả cuộc đổ bộ của quân đội Mỹ và đồng minh vào Normandy, tuy nhiên họ gặp sự kháng cự dữ dội của quân đội Đức quốc xã. Sau đó, một nhóm quân nhân với sự chỉ huy của Đại úy John H. Miller nhận nhiệm vụ tìm kiếm một Binh nhì tên là James Francis Ryan về, khi ba người trong số bốn anh em nhà Ryan đều tử trận và James Francis Ryan là cậu con trai cuối cùng. Ngay khi phát hành, bộ phim đã nhận được sự phản hồi tích cực từ chuyên gia và khán giả. Phim cũng chiến thắng nhiều giải thưởng cho bộ phim, dàn diễn viên, và đoàn làm phim, cũng như thu lợi nhuận đáng kể tại các phòng vé. Bộ phim thu về Mỹ 481,8 triệu đô trên toàn thế giới, khiến nó trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ hai trong năm 1998. Giải cứu binh nhì Ryan đã được đề cử 11 giải Oscar và được xếp hạng là phim thứ 71 trong Danh sách 100 phim hay nhất của Viện phim Mỹ.

Cuốn theo chiều gió (Gone with the Wind – 1939)

Cuốc theo chiều gió là một bộ phim sử thi, lãng mạn, lịch sử của điện ảnh Hoa Kỳ. Phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên năm 1936 của tiểu thuyết gia người Mỹ Margaret Mitchell. Phim lấy bối cảnh cuộc nội chiến Mỹ và thời kỳ tái thiết sau đó, bộ phim kể về câu chuyện của Scarlett O’Hara, cô con gái cứng cỏi của một chủ đồn điền Georgia. Cô mang trong mình mối tình với Ashley Wilkes, tuy nhiên tính cách khác nhau của hai người khiến họ không thể đến được với nhau. Ashley Wilkes đã kết hôn với người con gái khác, có tên là Melanie Hamilton. Vì đau buồn và tuyệt vọng trước tình yêu đơn phương không thành, Scarlett tìm đến những cuộc hôn nhân ngắn ngủi và không hạnh phúc. Lần sau cùng, Scarlett đồng ý lấy Rhett Butler để thoát khỏi cảnh nghèo túng và cứu lấy gia đình. Rhett là một người đàn ông phong lưu và cá tính xuất thân từ một gia đình giàu có. Rhett bị cuốn hút bởi sự nóng nảy, cá tính nhưng rất ích kỷ của Scarlett và tìm mọi cách chinh phục trái tim người đẹp. Trớ trêu thay, đến lúc Rhett ra đi lại là lúc Scarlett nhận ra được mình đã yêu con người ấy.
Cuốn theo chiều gió được coi là một trong những bộ phim vĩ đại nhất của mọi thời đại, và dẫn đầu danh sách 100 bộ phim hay nhất của điện ảnh Mỹ. Phim giành được 8 giải Oscar, năm 1989, bộ phim được lựa chọn để lưu trữ và bảo quản tại Thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ.

Bản danh sách của Schindler (Schindler’s List – 1993)

Bản danh sách của Schindler là một bộ phim chính kịch sử thi của Hoa Kỳ, phim dựa trên cuốn tiểu thuyết Schindler Ark của tiểu thuyết gia Úc Thomas Keneally. Bộ phim dựa trên cuộc đời của Oskar Schindler, một doanh nhân người dân tộc Đức đã cứu sống của hơn một nghìn người tị nạn, trong đó chủ yếu là người Ba Lan gốc Do Thái trong thời kỳ thế chiến thứ 2, khi mà chính quyền Đức quốc xã ra lệnh tàn sát người Do Thái. Ông cứu họ bằng cách thuê họ làm việc trong các nhà máy của mình. Danh sách của Schindler ra mắt vào ngày 30/11/1993, tại thủ đô Washington. Phim đạt 7 giải Oscar, bao gồm Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất, Nhạc phim hay nhất, Dựng phim xuất sắc nhất, Quay phim xuất sắc nhất, Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất. Năm 2004, phim được lựa chọn lưu trữ và bảo quản trong Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Năm 2007, phim đứng thứ 8 trong danh sách 100 phim Mỹ hay nhất mọi thời đại, danh sách do Viện phim Mỹ bầu chọn.

Spartacus (1960)

Spartacus là một bộ phim lịch sử, sử thi của điện ảnh Hoa Kỳ. Kịch bản chính của phim dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của tiểu thuyết gia Mỹ Howard Fast. Spartacus lấy cảm hứng từ những câu chuyện về cuộc đời của người lãnh đạo cuộc nổi dậy của nô lệ trong thời cổ đại, Spartacus, và các sự kiện trong chiến tranh nô lệ lần ba. Tính đến thời điểm ra đời, Spartacus đã trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất của hãng Universal.

Titanic (1997)

Titanic là một bộ phim sử thi lãng mạn về đề tài thảm họa của điện ảnh Hoa Kỳ, Phim dựa trên một sự kiện có thật về vụ chìm tàu lịch sử của tàu RMS Titanic. Nội dung phim xoay quanh hai nhân vật chính là Jack Dawson (Leonardo DiCaprio thủ vai) và Rose DeWitt Bukater (Kate Winslet thủ vai), họ đến từ hai tầng lớp khác nhau trong xã hội, họ đem lòng yêu nhau và cùng nhau trên hành trình vượt Đại tây dương, nhưng họ đâu biết rằng đó là cuộc hành trình cuối cùng mà họ cùng nhau trên con tàu Titanick xấu số. Bộ phim được thực hiện rất công phu, với kinh phí khoảng 200 triệu đô, và trở thành bộ phim có kinh phí cao nhất trong lịch sử. Titanic được phát hành vào ngày 19/12/1997, được giới chuyên môn đánh giá cao, bộ phim cũng đạt được doanh thu rất lớn. Titanic cùng Ben-Hur và Chúa tể của những chiếc nhẫn: Sự trở lại của nhà vua trở thành phim có số lượng giải Oscar kỷ lục – 11 giải. Titanic cũng là 1 trong 2 một phim đạt doanh thu trên 2 tỷ đô, bộ phim còn lại là Avatar.

Mười điều răn của Chúa (The Ten Commandments – 1956)

Mười điều răn của Chúa là một bộ phim sử thi kinh thánh của Mỹ, phim được sản xuất vào năm 1956 và được phát hành bởi hãng Paramount Pictures. Phim dựa trên những câu chuyện trong kinh thánh về cuộc đời của Moses. Moses là con của một phụ nữ Hebrew (Do Thái). Khi nhận biết đứa bé sơ sinh là con trai, bà tìm cách cứu con mình khỏi bị giết theo một chiếu chỉ của Pharaon ra lệnh tàn sát tất cả bé trai thuộc dân tộc Do Thái nô lệ ngay khi chúng vừa chào đời. Moses được Bithiah, con gái của Pharaoh vớt lên, nhận làm con mình và nuôi lớn trong triều đình của anh mình, Pharaoh Sethi. Moses được Sethi và công chúa Nefretiri tin yêu, nhưng lại bị Rameses, con trai của Sethi ganh ghét. Khi biết được nguồn gốc của mình, Moses bỏ triều đình và bị đuổi ra sa mạc, tại đây ông cưới vợ, sinh một con trai và được Chúa trời ra lệnh phải quay lại Ai Cập để cứu dân Do Thái thoát khỏi ách nô lệ. Năm 1957, bộ phim được đề cử bảy giải Oscar trong đó có Phim hay nhất, đoạt Giải Oscar cho hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất. Đến năm 1999, phim đã được chọn để lưu trữ và bảo quản trong Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ.

Ben-Hur (1959)

Ben-Hur là một bộ phim sử thi lịch sử của điện ảnh Hoa Kỳ, bộ phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết Ben-Hur của  Lew Wallace viết năm 1880. 
Ben-Hur là một trong ba bộ phim đạt nhiều giải Oscar nhất với 11 giải, cùng với đó là Titanic (1997), Chúa tể của những chiếc nhẫn: Sự trở lại của nhà vua (2003). Tính vào thời điểm bộ phim được sản xuất, với kinh phí hơn 15 triệu đô, bộ phim được coi là đắt giá nhất vào lúc đó. 
Bộ phim kể về cuộc đời của chàng hoàng tử Judah Ben-Hur, chàng bị chính những người bạn của mình bội phản, và vu cho chàng tội mưu phản. Sau đó, chàng bị tước bỏ mọi danh hiệu cao quý trước đó và bị giáng xuống làm một người nô lệ, gia đình rơi vào cảnh chia lìa ly tán. Nhiều năm gian khổ, lênh đênh trên đại dương bao la, cuối cùng Judah Ben-Hur cũng có thể trở về quê hương yêu dấu và trả thù kẻ mà mình đã từng coi là người chí thân chí cốt.

Rate this post

Be the first to post a comment.

Add a comment