Top 11 Bộ phim khoa học viễn tưởng hài hước nhất thế giới

Hardware Wars (1978)

Ra mắt một năm sau khi “Star Wars” trở thành hiện tượng, bộ phim chế hài hước này là một trong những tác phẩm thành công đầu tiên của thể loại, và được nhiều người công nhận là bộ phim ngắn có thành công thương mại nhất mọi thời đại. “Hardware Wars” chỉ có độ dài 13 phút, hoàn thành quá trình quay trong vòng 4 ngày với kinh phí 8.000 USD.

Radioactive Dreams (1985)

“Radioactive Dreams” là một câu chuyện quái đản với bối cảnh người đột biến sống sót trong thảm họa hậu tận thế. Hai nhân vật chính, Philip và Marlowe, là những người lớn lên trong hầm trú ẩn suốt 15 năm và mọi hiểu biết về thế giới bên ngoài của họ gói gọn trong đống đĩa nhạc lẫn tiểu thuyết trinh thám. Khi họ bắt đầu bước ra ngoài thế giới rộng lớn, họ nhanh chóng phải đối đầu với đủ kẻ dị hợm và thực hiện một nhiệm vụ quan trọng, mang ý nghĩa sống còn tới nhân loại.

Flesh Gordon (1974)

Rất nhiều bộ phim khoa học viễn tưởng chế đều mượn đó làm cái cớ để phô diễn một vài bộ ngực trên màn ảnh, nhưng hiếm có phim nào đạt đến cảnh giới của “Flesh Gordon”. Bộ phim 18+ này phải nói đúng chất “X” khi nó xây dựng cốt truyện, hệ thống nhân vật cho tới từng tình tiết phiêu lưu đều xoay chuyện nhạy cảm của người lớn. Tuy nhiên, nó đủ sức vẫn mang tới cho khán giả một thứ gì đó thú vị mà đặc sắc của riêng mình chứ không chỉ mỗi cảnh bậy bạ.

Spaceballs (1987)

Bộ phim hài chế nổi tiếng này chủ yếu ăn theo “Star Wars” kết hợp cả nhiều sản phẩm khác với sự tham gia của danh hài một thời là Mel Brooks. Trong quá trình xem phim, người xem phải rất tinh ý mới có thể hiểu hết được những câu thoại đá xoáy của nó và chưa kể tên trùm với chiếc mũ khổng lồ Dark Helmet được coi là một trong vai diễn hay nhất của Rick Moranis, đảm bảo mang tới các pha hài ngớ ngẩn khó tả hết bằng lời.

The Creature Wasn’t Nice (1983)

Thật khó khi nói về phim chế mà không nhắc đến các tác phẩm có sự tham gia của cố diễn viên Leslie Nielsen, và “The Creature Wasn’t Nice” (tên khác: “Naked Space”) chính là chuyến du ngoạn của ông vào thế giới khoa học viễn tưởng. Bộ phim hài hước này công thức cơ bản của “Alien” và thêm gia vị để nó trở nên ngớ ngẩn, ngu ngốc đến tột độ, bao gồm vô số màn ca hát nhạc kịch đúng chất bựa.

Amazon Women on the Moon (1987)

Có chút không “công bằng” khi nói “Amazon Women on the Moon” là một bộ phim viễn tưởng chế đơn thuần, bởi nó bao trùm nhiều thể loại hơn thế nhiều trong chỉ 85 phút ngắn ngủi. Trọng tâm của phim là nhạo lại những bộ phim hạng B “cực chuối” của thập niên 50’, đồng thời giúp khán giả khám phá thế giới hài hước và đa sắc thái của các chương trình TV đêm muộn.

Galaxina (1980)

Đáng buồn là cái chết của nữ diễn viên/người mẫu Dorothy Stratten đã trở thành bóng mây che phủ bộ phim “Galaxina” năm 1980, tác phẩm khởi đầu và cũng cuối cùng trong sự nghiệp của cô. Trong phim, cô vào vai chính Galaxina, một người máy Android có diện mạo xinh đẹp, tóc vàng, ngực bự, phải lòng với một phi hành viên con người trên một con tàu không gian, chưa kể còn phải đối đầu với lũ người ngoài hành tinh và bị bắt cóc bởi một băng đi xe máy. Có thể nói, cả phim là một mớ hỗn độn khó lí giải nhưng vui vẻ thôi rồi.

Lobster Man from Mars (1989)

Các bộ phim quái vật của thập niên 50’ phải nói là phổ biến đến độ kinh hoàng và các nhà làm phim đã phải cùng chung sức để ngăn chặn những sinh vật dị dạng mới được sáng tạo ra. “Lobster Man from Mars” năm 1989 là bộ phim khoa học viễn tưởng chế tái hiện lại một cách chính xác “thần thái” của các phim cổ năm xưa, khi vua Sao Hỏa cử tay sai là người Tôm Hùm tới Trái Đất để ăn cắp toàn bộ oxy của chúng ta.

Galaxy Quest (1999)

Một trong những bộ phim bị đánh giá thấp nhất của thập niên 90 là “Galaxy Quest” có sự tham gia của rất nhiều diễn viên nổi tiếng và mang đến cho khán giả một câu chuyện đầy tính bất ngờ, hài hước. Nội dung của nó xoay quanh một nhóm diễn viên truyền hình, phải tham gia diễn xuất trong một chương trình khoa học viễn tưởng, nhưng rồi họ bị bắt cóc bởi lũ người ngoài hành tinh thật và mọi thứ cứ thế rối tung lên, chẳng biết đằng nào mà lần.

Mars Attacks (1996)

Đạo diễn Tim Burton là một người có sự nghiệp lừng lẫy với nhiều điểm thăng trầm thú vị. Và một trong những bộ phim dị nhất của ông phải kể đến “Mars Attacks” năm 1996, vốn dựa trên một thương hiệu thẻ bài. Nội dung phim kể về một chủng loài người ngoài hành tinh có cái đầu to tướng bắt đầu xâm lược Trái Đất, nhưng phía chính phủ lại làm hỏng hết mọi tuyến phòng ngự có thể, nhờ đó mà đem tới cả tá tình huống hài khó đỡ.

Manborg (2011)

Đâu là ranh giới vạch định khi một bộ phim khoa học viễn tưởng hành động đi từ nghiêm túc sang ngớ ngẩn? Có lẽ “Manborg” chính là ví dụ điển hình cho trường hợp này. Bộ phim ra đời năm 2011 này kể câu chuyện về một anh lính bình thường, người bị chết trong khi làm nhiệm vụ và rồi được hồi sinh lại dưới dạng nửa người nửa máy tại một thành phố giả tưởng mang tên Mega-Death City.

Rate this post

Be the first to post a comment.

Add a comment