Top 11 Phim điện ảnh Hàn Quốc cảm động nhất về tình cảm gia đình

Lời hứa với cha

Thêm một bộ phim về tình cảm gia đình nữa là “Lời hứa với cha”, bộ phim kể về câu chuyện của số phận của một cá nhân để nói lên số mệnh đất nước Hàn Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên vào năm 1950. Duk-soo- nhân vật chính trong phim, người con trai cả trong gia đình, cậu bé đã giữ một lời hứa suốt đời với cha của mình, khi gia đình phải sơ tán về hướng Nam và tìm một nơi ở mới ở Busan. Xuyên suốt bộ phim, người xem cảm nhận được sự chân thật, đau thương mà mỗi con người phải chịu khi đất nước chiến tranh, là sự đau thương, mất mát, là khát vọng đoàn tụ gia đình. Một tờ báo cũng từng nhận xét về bộ phim “Lời hứa với cha” rằng :“Không gì có thể lấy được nước mắt của khán giả bằng việc tái hiện lại khoảnh khắc đoàn tụ của những gia đình ly tán do chiến tranh Nam-Bắc Triều Tiên vào năm 1983 trên sóng truyền hình”.

Anh tôi vô số tội

Anh tôi vô số tội là một trong những bộ phim với sự góp mặt của dàn sao hạng A được đông đảo người hâm mộ yêu mến như: Park Shin Hye, Jo Jung Suk, Do Kyung Soo (D.O.). Đây là bộ phim giải trí nhẹ nhàng, thấm đẫm tình người nói về câu chuyện gia đình của hai anh em cùng cha khác mẹ. Bộ phim nhẹ nhàng, hài hước nhưng sau tất cả là sự xúc động của tình cảm gia đình, tình anh em. Nội dung phim xoay quanh Doo-young (D.O. đóng) – vận động viên judo của đội tuyển quốc gia, anh bị chấn thương trong một trận đấu quốc tế và vĩnh viễn mất đi thị giác và người anh khác mẹ Doo-sik (Jo Jung-seok đóng) – ngồi tù với tội danh lừa đảo và đã bỏ nhà ra đi từ 15 năm trước. Doo-sik đã lợi dụng bi kịch của em trai mình để nhận được lệnh tạm tha. Sau chấn thương, cuộc sống của Doo- young trở nên khó khăn và anh chẳng màng quan tâm đến sự xuất hiện của người anh từ trên trời rơi xuống của mình. Tuy vậy, Doo-young dần có cảm tình với anh trai Doo-sik bởi sự trách nhiệm và những giúp đỡ mà cậu nhận được từ anh trai để làm quen với cuộc sống mới. Bộ phim khép lại khi Doo- young chiến thắng bản thân và gọi Doo-sik một tiếng “anh” mà bao lâu nay cậu chưa hề gọi. Anh tôi vô số tội được xem là một bộ phim hài hước, tình cảm, thú vị và đáng xem về tình cảm gia đình.

Ngày không còn mẹ

Ngày không còn mẹ là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Cho Young-jun, với sự tham gia của các diễn viên Goh Doo-shim, Kim Sung-kyun, Yoo Sun, Park Chul-min, Kim Hee-jung và Shin Sae-kyeong. Bộ phim hé lộ câu chuyện phim giản dị mang đến nhiều tiếng cười và cả những giọt nước mắt về cuộc sống của người mẹ già Ae-soon (Goh Doo-shim đóng) và cậu con trai “chậm lớn” In-Gyu (Kim Sung-kyun đóng). Phim Hàn Quốc, phim gia đình, Phim chiếu rạp In-gyu là một đứa trẻ lên 7 “mắc kẹt” trong hình hài một người đàn ông xấp xỉ 30. Mẹ của anh ấy – Ae-soon, dành trọn 30 năm cuộc đời để chăm sóc cho con trai mình, việc đó đã khiến cho Ae-soon trở thành một bà mẹ già luôn cằn nhằn và cực kì khó tính. Một ngày kia, bà Ae-soon nhận ra rằng thời gian bên cạnh đứa con trai khù khờ của mình đang dần kết thúc. Ý nghĩ phải rời bỏ In-gyu khiến cho bà chất chồng những lo lắng. Để chuẩn bị cho một tương lai hoàn toàn mới cho con trai mình, bà Ae-soon bắt đầu lên danh sách các việc cần làm – những điều vô cùng bình thường song lại hoàn toàn lạ lẫm và khó khăn đối với một người chậm phát triển như In-gyu. Hành trình trưởng thành muộn của In-gyu cùng sự hướng dẫn tận tâm của người mẹ già sẽ mang tới không ít tiếng cười và cả những giọt nước mắt dành cho khán giả từ 15/12/2017.

Cờ thái cực giương cao

Thêm một bộ phim hàn quốc hay nói về tình cảm gia đình nữa là bộ phim Cờ thái cực giương cao. Ngay sau khi công chiếu, bộ phim đã thu hút hơn 11 triệu khán giả đến rạp xem (chỉ tính riêng ở thị trường Hàn Quốc), phim trở thành một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử phim Hàn Quốc. Lấy bối cảnh thời chiến năm 1950 tại Seoul, bộ phim hướng đến tình anh em giữa Lee Jin-Tae và Lee Jin-Seok sống trong một gia đình lao động nghèo khó nhưng hết mực yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Khi chiến tranh Triều Tiên xảy ra năm 1950, Jin-Seok bị quân cảnh bắt đi lính, Jin-Tae cũng tham gia quân đội Hàn Quốc chống Quân đội Bắc Triều Tiên để bảo bọc em mình. Vì muốn Jin-Seok còn có thể có cơ hội trở về nhà nên Jin-Tae không tiếc thân mình lập chiến công, thậm chí hy sinh cả mạng sống để bảo vệ em.

Chuyến tàu sinh tử

Chuyến tàu sinh tử là một trong những bộ phim tình cảm, viễn tưởng xuất sắc của sứ sở kim chi. Bộ phim lấy bối cảnh đất nước Hàn Quốc bị tấn công bởi một loại virus bí ẩn, biến con người thành những xác sống hung hăng, khát máu. Có mặt trên chuyến tàu từ Seoul tới Busan là một người cha cùng con gái, hai vợ chồng chuẩn bị đón đứa con đầu lòng và một số cô cậu học sinh cấp ba. Hành trình 453km từ Seoul tới vùng an toàn Busan bỗng trở thành cuộc chiến khốc liệt để sinh tồn. Bộ phim mang đến những phút giây khiến khán giả nghẹt thở và cũng đẫm nước mắt.

Hoa cải vàng

Từng được nhận xét là bộ phim “xem bao nhiêu lần vẫn không cầm được nước mắt”, Hoa cải vàng được xem là một bộ phim đáng để khán giả yêu phim thử xem. Bộ phim nói về hai bà cháu Gye Choon và cô cháu gái Hye Ji cùng sống tại đảo Jeju. Họ được biết đến như những huyền thoại lặn tại đảo jeju nhỏ bé. Một ngày, Hye Ji đột nhiên mất tích, bà Gye Choon đã mất 12 năm để tìm lại cô cháu gái của mình. Bộ phim nhẹ nhàng, tình cảm về bà cháu hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả những cảm xúc chân thực nhất về tình cảm gia đình.

Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7

Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 là một bộ phim điện ảnh gây ấn tượng với khán giả bằng tình cảm gia đình, tình cha con thiêng liêng, mang thông điệp và tính nhân văn sâu sắc qua mỗi thước phim được diễn tả. Bộ phim kể về người cha thiểu năng nhưng có tình yêu vô bờ bến với con gái của mình. Hai cha con luôn có cuộc sống yên bình cho đến một ngày người cha bị đổ oan tội giết người và xâm hại trẻ em và phải lãnh án tử hình. Tại phòng giam số 7, điều kỳ diệu đã xảy ra khi những người bạn tử tù đã tìm mọi cách để đưa cô bé vào thăm cha, khiến nơi đây như được sống lại. Tuy nhiên, cái kết phim khiến người xem vừa giận, vừa thương, vừa căm phẫn trước tình cảm thiêng liêng không thể thắng được kẻ lộng quyền, xã hội bất công. Cảnh chia ly hai cha con khiến người xem day dứt rồi lại xúc động khi sau nhiều năm cô bé năm xưa trưởng thành và đã giải oan được cho cha dù muộn màng. Bộ phim với tình tiết đơn giản nhưng lại chạm tới trái tim con người bằng tình cảm cha con, tình con người với con người.

Tiếng lòng của Sori

Phim Tiếng lòng của Sori kể về cuộc hành trình đi tìm con gái của người bố cùng với một con robot có trí tuệ nhân tạo. Con gái của Kim Hae Gwan bị mất tích đột ngột. Trong khi mọi người xung quanh đều bảo cô con gái của ông đã chết, người cha vẫn một mực không tin vào điều đó. Một ngày nọ, trên đường tìm kiếm con gái thất lạc, ông gặp một chú người máy và nung nấu ý định dùng chú robot này để tìm lại con gái mình.

Hy vọng

Bộ phim từng nổi lên như một hiện tượng của nền điện ảnh Hàn Quốc vì đã nói đến vấn đề được xã hội quan tâm. Bộ phim mang đến sự ám ảnh, day dứt lương tâm của xã hội với những nỗi đau của nạn nhân trong vụ án hiếp dâm trẻ em. Bộ phim dựa trên câu chuyện có thật kể về một cô bé bị cưỡng hiếp. Gia đình và bản thân cô bé đã phải trải qua nhiều đau khổ nhưng nhờ tình yêu thương mà vươn lên được tất cả, chữa lành nỗi đau tâm hồn và thể xác. Bộ phim diễn tả chân thực sự đau đớn, sợ hãi mà cô bé phải chịu sau tai nạn khiến khán giả xúc động. Rồi khoảnh khắc bố cô bé giấu mình vào chú gấu chỉ để ôm lấy con vào lòng và chữa lành vết thương qua thời gian. Trong thời gian ngắn, bộ phim đã mang lại các thông điệp về tình thương hay đặc biệt là tình phụ tử sâu sắc.

Chuỗi phim Lời hồi đáp ( Replly 1988, Replly 1997, Replly 1994)

Nếu bạn là một người yêu phim hàn thì có lẽ không thể bỏ qua chuỗi phim lời hồi đáp với nội dung về tình cảm gia đình. Đây cũng là một trong những series phim thành công nhất của điện ảnh Hàn Quốc. Tình cảm gia đình trong series Lời hồi đáp là những gì dung dị nhất, giản dị nhất, đó có thể là những lần cãi vã, những khi thiếu thốn, những ghen tị giữa con cả – con thứ, những hiểu lầm giữa anh – em, những xa cách, nhớ nhung khi con trưởng thành, những nỗi buồn của một người con mất mẹ,… Tất cả những chi tiết trong phim đều gần gũi và chân thực đến mức mọi người xem phim đều thấy mình trong đó, thấy vui, thấy buồn, thấy cảm thông, chia sẻ và rồi những giọt nước mắt rơi lúc nào không hay.

Mình ơi, xin đừng qua sông

Mình ơi, xin đừng qua sông là một bộ phim tài liệu nhưng không hề khô khan như mọi người vẫn nghĩ. Đây là một bộ phim đã trở thành hiện tượng phòng vé tại Hàn Quốc và ghi tên mình vào danh sách một trong những phim Hàn hay nhất về tình cảm gia đình. Bộ phim là câu chuyện dài 85 phút kể về cuộc sống lãng mạn có thực của vợ chồng ông Jo Byeong Man (98 tuổi) và bà Kang Gye Yeol (89 tuổi). Để thực hiện bộ phim, đoàn làm phim đã phải quay từ năm 2012, từ lúc ông bà khỏe mạnh cho đến tận khi ông qua đời. Bộ phim đã lấy đi nước mắt của người dân Hàn Quốc cũng như quốc tế bởi sự chân thành, xúc động của tình cảm vợ chồng.

Rate this post

Be the first to post a comment.

Add a comment