Top 6 Bộ phim cổ trang Việt Nam đáng xem nhất

Mỹ nhân kế (2013)

Không có mốc thời gian thật, bộ phim lấy bối cảnh nước Đại Việt cổ xưa,  Mỹ nhân kế là một bộ phim võ hiệp, cổ trang của Việt Nam do Nguyễn Quang Dũng làm đạo diễn và viết kịch bản, với câu chuyện xoay quanh băng nhóm của Kiều Thị (do Thanh Hằng thủ vai) và các nữ sát thủ trá hình kiều nữ ở Đường Sơn quán: Đào Thị (Ngọc Quyên), Mai Thị (Diễm My 9x) và Liễu Thị (Kim Dung (Diễn viên)). Họ cướp của người giàu, quan lại tham ô với mong muốn tích đủ số tiền để có được cuộc sống như ý.  Mỹ nhân kế đã lập kỷ lục phim Việt với việc thu về 12 tỷ VNĐ khi chủ mới ra mắt 3 ngày, và tổng doanh thu lên đến 52 tỷ VNĐ. Mỹ nhân kế trở thành bộ phim ăn khách thứ nhì trong lịch sử phòng vé tính đến nay, chỉ thua hoạt hình Kungfu Panda 2 (56 tỷ đồng). Theo tiết lộ của nhà phát hành Galaxy, doanh thu cao nhất của Mỹ nhân kế trong dịp Tết là vào mùng 5 Tết (lễ Valentine) với 5,5 tỷ đồng, tương ứng với 50.000 lượt người xem.

Đêm hội Long Trì (1989)

Bộ phim là một thành công của Điện ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới với thể loại dã sử – cổ trang. Đêm hội Long Trì quy tụ dàn diễn viên xuất sắc nhất ba thập niên cuối thế kỷ XX, bối cảnh công phu trên nền câu chuyện vốn đã được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mô tả đầy lôi cuốn về những mưu mô chốn cung đình. Bộ phim đã đạt được giải thưởng “Quay phim xuất sắc nhất” và “Họa sỹ xuất sắc nhất” tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9.

Thiên mệnh anh hùng (2012)

Được lấy cảm hứng từ tiểu thuyết võ hiệp Bức huyết thư của nhà văn Bùi Anh Tấn và dựa trên bối cảnh thời Hậu Lê, Thiên mệnh anh hùng xoay quanh vụ thảm án Lệ Chi Viên khiến Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Trong phim, Nguyên Vũ là hậu duệ duy nhất của Nguyễn Trãi may mắn sống sót sau bản án thảm khốc của gia đình. Được một gia nhân cứu thoát đưa tới chùa Kỳ Lân, Nguyên Vũ được dạy dỗ và truyền thụ võ nghệ. Khi trưởng thành, chàng quyết lên đường tìm hiểu những bí ẩn đằng sau vụ thảm án dẫn tới sự diệt vong của gia tộc. Phim do Victor Vũ đạo diễn với dàn diễn viên trẻ Huỳnh Đông, Khương Ngọc, Vân Trang, Kim Hiền, Midu… đã giành được 5 giải Cánh diều vàng 2012 cho phim, đạo diễn, vai nam chính, âm thanh, quay phim xuất sắc. Thiên mệnh anh hùng ra rạp vào Tết năm 2012, cùng đợt với hàng loạt các phim ngoại như Sherlock Holmes 2, Harry Potter 2… khiến cho phim chỉ mang lại doanh thu 16.4 tỷ VNĐ, tuy vậy Thiên mệnh anh hùng được đánh giá là thật sự mang lại những giá trị đích thực cho một bộ phim mang thương hiệu nước nhà.

Khát vọng Thăng Long (2010)

Bối cảnh phim là nước Đại Cồ Việt cuối thế kỷ 10. Phim kể về cuộc đời của Lý Công Uẩn và Lê Long Đĩnh từ lúc nhỏ cho đến khi Lý Công Uẩn lên làm vua và ban Chiếu dời đô. Trong phim, Lý Công Uẩn từng vào Hoa Lư phò Lê Hoàn, rồi trở thành chỉ huy cấm vệ quân và bạn thân của Lê Long Đĩnh. Bộ phim cũng kể về một mối tình tay ba giữa Lý Công Uẩn, Lê Long Đĩnh và ca nữ Dạ Hương. Bộ phim đã đoạt được 3 giải thưởng quan trọng tại Cánh diều vàng 2010 dành cho “Phim hay nhất”, “Đạo diễn xuất sắc nhất” (Lưu Trọng Ninh) và “Nam diễn viên chính xuất sắc nhất” (Vũ Đình Toàn).

Phạm Công – Cúc Hoa (1989)

Được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan chuyển thể từ truyện thơ chữ Nôm cùng tên gồm 4.610 câu thơ lục bát, xuất hiện khoảng từ giữa thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19 của tác giả Dương Minh Đức Thị, bộ phim Phạm Công – Cúc Hoa do đạo diễn Lưu Bạch Đàn dàn dựng. Đây là tác phẩm gắn liền tên tuổi của 2 ngôi sao Lý Hùng (vai Phạm Công) và Diễm Hương (vai Cúc Hoa). Bộ phim kể về chuyện tình, cuộc đời gian truân của Phạm Công- một chàng trai nghèo, phải đi làm công nuôi cha mẹ, với Cúc Hoa- cô con gái tri phủ đem lòng yêu thương Phạm Công. Bộ phim lấy đi nhiều nước mắt của người xem bằng những khó nhọc mà Phạm Công, Cúc Hoa phải vượt qua, bằng cái chết ở tuổi 30 của Cúc Hoa, bằng sự hành hạ tàn bạo của Tào Thị- vợ hai của Phạm Công, với Nghi Xuân và Tấn Lực- con gái và con trai của Phạm Công, Cúc Hoa.

Mê Thảo, thời vang bóng (2002)

Mê Thảo – Thời vang bóng của nữ đạo diễn Việt Linh, thực hiện năm 2002, phỏng theo truyện Chùa Đàn (1946) của Nguyễn Tuân nhưng có nhiều thêm thắt và biến đổi. Bối cảnh là làng quê Việt Nam thời Pháp thuộc khoảng thập niên 1920 và câu chuyện xảy ra tại Mê Thảo, một thôn ấp hẻo lánh miền Trung du Bắc Bộ, chuyên nghề nuôi tằm dệt tơ. Chủ ấp tên Nguyễn chuẩn bị đám cưới người yêu, nhưng cô dâu chết trong một tai nạn xe hơi. Từ đó, Nguyễn căm hận tất cả những gì thuộc về thế giới văn minh và sống chìm đắm trong hoang tưởng và men rượu, sùng bái hình tượng người yêu quá cố, bỏ bê công việc. Tam, người quản lý trang trại, nguyên can án ngộ sát, được chủ ấp bao che, nên biết ơn và hết lòng phò tá. Tam muốn Nguyễn tìm lại được lẽ sống qua tiếng đàn giọng hát và đi tìm Tơ, người tri âm tri kỷ của mình để mong tiếng hát của cô cứu mạng Nguyễn. Nhưng Tơ chỉ hát khi ai đàn cây đàn có ma của chồng cô, mà theo lời nguyền ai đàn cũng sẽ chết. Tam chấp nhận cơ nguy, để cứu ân nhân là Nguyễn. Sau khi đàn, ngón tay nhỏ máu trên từng phím tơ, Tam xuất huyết và chết gục trên cây đàn. Nguyễn tuyệt vọng, nhảy vào lửa tự sát trước cái nhìn bất lực của cô Cam, người ở trong nhà Nguyễn lặng lẽ yêu ông chủ và chịu nhiều đau khổ. Bộ phim được khán giả yêu thích và đạt được nhiều giải thưởng: Giải khuyến khích Cánh diều vàng 2002, giải “Thiết kế Mỹ thuật xuất sắc nhất” tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14.

Rate this post

Be the first to post a comment.

Add a comment