Top 8 Bộ phim dở nhất chuyển thể từ DC Comics

Số 7: Green Lantern

Tuy nhiên nếu nói về sự thất bại về kỹ xảo, phải kể đến bộ phim Green Lantern, thực hiện sau Superman Returns 2 năm, vào năm 2008. Với kinh phí 200 triệu đô, nhưng bộ trang phục màu xanh và những khung cảnh vũ trụ của Green Lantern lại nhìn không có chút gì gọi là thật cả. Nội dung phim cũng có phần dài dòng và kém thu hút. Và kết quả là bộ phim chỉ thu về 219 triệu đô trên toàn cầu, cộng thêm chi phí marketing thì rõ ràng bộ phim này đã lỗ. Và đó cũng chính là lý do mà diễn viên từng thủ vai chính của bộ phim: Ryan Reynolds đã đá xoáy bộ phim dở tệ mình từng đóng trong phim mới Deadpool của mình.

Điểm IMDB: 5.6

Số 5: Superman III

Tiếp nối sự thành công của hai phần Superman trước đó, Superman III được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Richard Lester, vị đạo diễn tương đối thành công với Superman II, và vẫn là sự góp mặt của Christopher Reeve trong vai Superman. Vậy nhưng Superman III đã tụt dốc thảm hại, báo hiệu thời kỳ sụp đổ của dòng phim Superman. Diễn viên Richard Pryor trở thành “danh hài độc thoại” với những cảnh thừa thãi trước ống kính máy quay, chẳng rõ lỗi này là do diễn viên hay sự nghèo nàn trong xây dựng nhân vật của biên kịch nữa. Cùng với đó, Superman III còn bị khán giả lên án kịch liệt với những cảnh hài nhảm vô tội vạ, cốt truyện hổ lốn sai nguyên tác và tình huống vô cùng ngớ ngẩn.

Điểm IMDB: 4.9

Số 2: Catwoman

Lần đầu tiên nhân vật Catwoman sexy quyến rũ xuất hiện trên màn ảnh rộng trong bộ phim cùng tên (Tạm dịch: Người mèo) vậy nhưng lại phải đón nhận một kết cục vô cùng bi thảm. Không những chất lượng phim chỉ ở dạng yếu kém, với một cốt truyện không có gì gọi là mới mẻ, sáng tạo mà phục trang của phim cũng ở hàng thậm tệ. Nhưng điều đáng nói nhất ở đây chính là nhà sản xuất đã thay đổi nhân vật Selena (Catwoman) da trắng, duyên dáng, quyến rũ, lạnh lùng trở thành một cô gái gốc Phi nhẹ dạ cả tin, cho tới khi bị hại mới đi trả thù. Không bàn về việc phân biệt chủng tộc, sự thay đổi nguyên tác, nhất là yếu tố lớn như màu da (cũng là xuất thân của nhân vật) là điều cấm kỵ trong các tác phẩm chuyển thể. Đồng thời diễn viên thủ vai chính của bộ phim Halle Berry cũng có diễn xuất tệ hại khiến cô phải nhận một giải mâm xôi vàng năm đó. Thành ra bộ phim có kinh phí 100 triệu đô này chỉ thu về 82 triệu, lại thêm một bộ phim lỗ nặng nữa của DC.

 Điểm IMDB: 3.3

Số 6: Batman Forever

Không như hai bộ phim ở trên, Batman Forever (Tạm dịch: Người dơi vĩnh cửu), sản xuất vào năm 1995, lại là bộ phim tương đối thành công về mặt doanh thu: tổng doanh thu toàn cầu là 336 triệu đô với kinh phí chỉ 100 triệu. Tuy nhiên, Batman Forver lại hứng chịu vô số lời chê từ cả nhà phê bình lẫn tác giả. Joel Schumacher trở thành cái tên đáng trách khi mang đến cho Batman Forever một không khí ảm đạm, buồn tẻ còn Val Kilmer trở thành Bruce Wayne tồi tệ nhất lịch sử với mái tóc màu hạt dẻ của mình.

Điểm IMDB: 5.4

Số 3: Supergirl

Bộ phim Supergirl (Tạm dịch: Nữ siêu nhân) được sản xuất vào năm 1984 với sự tham gia của nữ diễn viên xinh đẹp Helen Slater thậm chí còn chỉ thu về có 14 triệu đô. Bộ phim kể về Kara Zor-El, em họ của Superman, và cũng là phiên bản nữ của Superman, đánh dấu lần đầu nhân vật này xuất hiện trên màn ảnh rộng. Vậy nhưng với cốt truyện tẻ nhạt, kỹ xảo cũ kỹ và diễn xuất dở tệ của Faye Dunaway, Supergirl đã nhanh chóng trở thành thảm họa và trở thành bộ phim có doanh thu bết bát nhất trong số các phim chuyển thể từ DC.

Điểm IMDB: 4.3

Số 1: Batman & Robin

Khác với ba bộ phim ở trên, Batman & Robin (Tạm dịch: Người dơi và Robin) không những không lỗ mà còn có thành công nho nhỏ, khi doanh thu là 238 triệu với kinh phí 125 triệu đô. Vậy như Joel Schumacher xứng đáng là tội đồ của người hâm mộ Batman, sau thảm họa Batman Forever, Schumacher quyết định thay đổi không khí buồn tẻ bằng…nhạc kịch Broadway. Với ánh sáng xanh đỏ, phục trang và âm nhạc như thể từ thập niên 60, Schumacher đã thành công trong việc biến bộ phim thành một vở kịch. Cốt truyện thì quá trẻ con, nhân vật cư xử ngờ nghệch còn các tình huống cũng hài kịch không đâu vào đâu. Cả người hâm mộ và nhà phê bình đều cho rằng đây chính là thảm họa tệ hại nhất về Batman, bất chấp bộ phim có sự tham gia của nhiều diễn viên tài năng. Bộ phim còn thêm phần đáng…quên với trang phục Batman có…núm vú. Giải thích cho điều này, đạo diễn Schumacher cho rằng “dơi thì phải có vú” và ông quyết định làm một bộ áo giáp kim loại có hai núm vú trên ngực. Và kết cục cuối cùng là dù Batman & Robin vẫn thu về tiền lãi nhưng bộ phim đã nhận được 11 đề cử Mâm xôi vàng và bị khán giả coi như là một trong những phim siêu anh hùng tệ hại nhất mọi thời đại.

Điểm IMDB: 3.7

Số 8: Superman Returns

Superman Returns (Tạm dịch: Siêu nhân trở lại) là bộ phim do đạo diễn tài năng Bryan Singer thực hiện vào năm 2006, được kỳ vọng là sẽ hồi sinh dòng phim về Superman, sau sự đi xuống của những phần Superman gần nhất. Với sự trở lại thành công của Batman trong Batman Begins, Warner Bros. còn kỳ vọng lần đầu tiên sẽ đưa hai siêu anh hùng đình đám này có một phim cross-over. Tuy nhiên, Warner Bros. đã phải thất vọng bởi Superman Returns là một bom xịt thực sự. Bộ phim được đầu tư 270 triệu đô để thực hiện nhưng chỉ thu về 391 triệu đô toàn cầu. Với một bom tấn được kỳ vọng cao, cộng thêm chi phí marketing, con số 391 triệu đô là chưa đủ để các nhà đầu tư Warner Bros. mạo hiểm. Lý do Superman Returns trở thành quả bom xịt cũng không khó hiểu, khi được thực hiện vào năm 2006 với kinh phí 270 triệu đô (Lớn hơn kinh phí của bất kỳ bộ phim Transformer nào) nhưng kỹ xảo lại vô cùng thậm tệ, cộng thêm việc nội dung quá chú trọng vào mối tình bi lụy của Superman đã khiến cho bộ phim này trở thành sự trở lại thất bại của Siêu Nhân.

Điểm IMDB: 6.1

Số 4: Superman IV: The Quest For Peace

Nếu như Superman III đã là một bộ phim tệ hại báo hiệu sự sụp đổ của dòng phim Superman thì chính Superman IV: The Quest For Peace (Tạm dịch: Siêu nhân phần 4: Sứ mệnh hòa bình) là sự sụp đổ ấy. Việc nhà sản xuất cắt giảm kinh phí từ 35 triệu xuống 17 triệu đô đã biến Superman IV trở thành bộ phim có các cảnh đâm xe, đánh đấm chán nhất trong lịch sử. Superman IV còn có một kịch bản phim cũng dở tệ như kỹ xảo của nó: một câu chuyện về chiến tranh hạt nhân và kết thúc không thuyết phục. Kết quả là bộ phim chỉ thu về 15 triệu đô và lỗ chỏng vó. Cũng bởi những lý do trên, Superman IV là dấu chấm hết cho dòng phim Superman của thập niên 90 với huyền thoại Christopher Reeve và phải gần 20 năm sau đó, hình tượng Superman mới có cơ hội trở lại màn ảnh rộng.

Điểm IMDB: 3.6

Rate this post

Be the first to post a comment.

Add a comment