Top 11 Bộ phim hoạt hình ăn khách nhất của hãng Studio Ghibli

Lâu đài di động của Howl (Hauru no Ugoku Shiro) – 2004

Hauru no Ugoku Shiro được giới chuyên môn đánh giá cao và từng được đề cử Oscar cho phim hoạt hình hay nhất năm 2006. Đây cũng là phim đạt doanh thu rất cao, chỉ đứng sau Spirited Away. Phim có cốt truyện thú vị, pha trộn giữa yếu tố phiêu lưu và chất kỳ bí quen thuộc trong các tác phẩm của Ghibli.

Bộ phim là câu chuyện tình yêu trong sáng và vô cùng đáng yêu của cô gái 18 tuổi Sophie, một cô gái thợ làm mũ. Mụ phù thủy già đã biến cô thành một bà lão 90 tuổi. Ban đầu, Sophie cảm thấy sợ hãi bởi sự thay đổi này, nhưng sau đó cô dần dần chấp nhận điều này như một cách để tự giải phóng chính mình khỏi những lo lắng, sợ hãi và ngại ngùng. Để hóa giải lời nguyền, Sophie phải tìm đến nơi mụ phù thủy sống để tìm Howl và nhờ Howl hóa giải lời nguyền. Từ đây, các tình huống hài hước, thú vị xen lẫn kịch tính đã làm nảy sinh tình cảm giữa hai người.

Liệu rằng Sophie có tìm được hình hài thật của mình? Cô gái sẽ gặp những hiểm nguy gì trong chuyến phiêu lưu của mình? Các bạn hãy xem và chia sẻ cảm nhận với Toplist nhé!

Nổi gió (Kaze Tachinu) – 2013

Nổi gió là một cuốn tiểu sử giả tưởng về Horikoshi Jirō, người thiết kế của Mitsubishi A5M (đặc trưng trong phim) và những đàn em nổi tiếng của nó. Cả hai đều là máy bay chiến đấu mà Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong Thế chiến thứ II. 
Kaze Tachinu là phim có doanh thu cao nhất Nhật Bản năm 2013. Phim đã nhận được các giải thưởng như giải Viện Hàn Lâm Nhật Bản cho phim hoạt hình hay nhất, cùng nhiều đề cử danh giá như đề cử giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất, đề cử Qủa cầu vàng cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất.

Mộ đom đóm (Hotaru no Haka) – 1988

“Mộ đom đóm” có thể coi là bộ phim cảm động nhất của Ghibli, nó đã lấy đi không biết bao nhiêu nước mắt của khán giả. Với độ dài hơn 100 phút, “Mộ đom đóm” mang chúng ta trở về với Nhật Bản u ám vào cuối thế chiến thứ hai, thông qua câu chuyện về tình anh em của hai đứa bé mồ côi Seita và em gái Setsuko để nhận ra những hệ lụy do chiến tranh mang lại tàn khốc đến mức nào.  
Sau cuộc thả bom dữ dội của Mỹ vào thành phố Kobe, hai anh em mất mẹ. Cha thì đang chiến đấu cho Hải quân hoàng gia Nhật. Bởi vậy hai đứa trẻ đáng thương phải vật lộn để tồn tại. Một bên là nạn đói và một bên là sự thờ ơ đến nhẫn tâm của những người xung quanh, trong đó có cả gia đình nhà cô ruột hai anh em.
Cuối cùng cô bé Setsuko chết vì thiếu ăn. Những hình ảnh miêu tả sự đau đớn và cái chết của Setsuko có thể coi là những cảnh phim bi thương nhất trong lịch sử.
Với người Nhật thì bộ phim này được hiểu như một câu chuyện ngụ ngôn về lòng tự trọng hơn là về tinh thần phản chiến.

Dịch vụ chuyển phát phù thủy (Majo no Takkyuubin) – 1989

Một trong những bộ phim hoạt hình đáng yêu nhất, bộ phim kể về cô phù thủy nhỏ Kiki. Cô bé mang theo con mèo của mình lên thành phố để gặp người bạn thân Jiji bằng cây chổi bay. Sau đó Kiki đã ở lại phố cảng này để luyện tập kỹ năng bay bằng việc mở một cửa hàng thực hiện việc đi giao hàng. Với tính cách tốt bụng của mình, cô cũng làm nhiều việc để giúp đỡ mọi người trong thành phố.
Theo đạo diễn Miyazaki thì bộ phim này nói về vách ngăn giữa sự tự lập và sự lệ thuộc của các cô bé thiếu niên tại Nhật. “Dịch vụ chuyển phát phù thủy” đi sâu vào chủ đề thời gian và cuộc sống, các công việc với tài năng và sự sáng tạo. Bằng sự nỗ lực, sự may mắn, hay sự tự tin, con người phải đối mặt  với những khó khăn  trong cuộc sống để trở thành chính mình.

Vùng đất linh hồn (Spirited Away) – 2001

Đầu tiên trong danh sách này phải kể đến “Vùng đất linh hồn”. Đây là siêu phẩm ăn khách nhất trong lịch sử Nhật Bản. Nội dung phim xoay quanh Ogino Chihiro – cô bé 10 tuổi tính tình không có gì nổi bật. Trong một ngày nọ cô bé bị mắc kẹt ở thế giới của những ma quỷ và linh hồn. Sau khi bố mẹ cô bị mụ phù thủy Yubaba biến thành heo do đã lỡ ăn đồ ăn của các vị thần, Chihiro buộc phải xin vào làm một công việc tại nhà tắm công cộng của mụ phù thủy này với tên mới là Sen. Nếu Chihiro quên tên thật của mình, cô bé sẽ không thể quay trở về thế giới của mình.

Cuộc hành trình tìm lại chính mình và giải cứu bố mẹ của Chihiro luôn thu hút khán giả không thể rời mắt khỏi màn hình. Vùng đất linh hồn đã trở thành bộ phim thành công nhất với doanh thu cao nhất trong lịch sử Nhật – 274 triệu đôla Mỹ trên toàn thế giới. Không chỉ dừng ở thành công trên doanh thu, phim còn mang về 2 giải thưởng danh giá: giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất tại Oscar lần thứ 75 và giải Gấu Vàng tại liên hoan phim Berlin năm 2002. Đồng thời, Vùng đất linh hồn còn nằm trong top 50 phim bạn nên xem khi ở tuổi 14 của BFI.

Lâu đài trên không (Tenkuu no Shiro Laputa) – 1986

Đây là một trong những bộ phim hoạt hình Nhật Bản hay nhất về tình bạn. Nội dung xoay quanh cuộc tìm kiếm Laputa – một lâu đài trôi bồng bềnh trên trời – của Sheetavà Pazu.
Xuyên suốt bộ phim là những cuộc rượt đuổi và tranh chấp quyền sở hữu viên đá thần kì giữa các thế lực. Nhưng đến cuối cùng, tất cả đều thất bại, cho dù đó là toán cướp của mụ già Dora (tượng trưng cho những kẻ tham lam vật chất), hay Muska (đại diện cho những tham vọng về chính trị), hay Thống chế quân đội (hiện thân của sức mạnh quân sự). Bởi tình bạn của Sheeta và Pazu (biểu tượng của những tình cảm đẹp, tình yêu cuộc sống và khát vọng hoà bình) đã chiến thắng.

Công chúa Mononoke (Mononoke Hime) – 1997

Đây là bộ phim hay nhất về đề tài sử thi Nhật Bản do Ghibli sản xuất. Đạo diễn Miyazaki Hayao đã dành đến 16 năm để xây dựng phần kịch bản và nhân vật. Trong tiếng Nhật, “Mononoke” không phải là một cái tên mà là cách gọi chung, có nghĩa là ma quỷ hay quái vật. Ở đây ta có thể hiểu là “linh hồn oán hận”.
Mononoke lấy bối cảnh những cánh rừng bạt ngàn và bí ẩn, xen lẫn trong đó là yếu tố kỳ ảo vào cuối thời Muromachi (1392 – 1572), khi đó súng đạn bắt đầu dần thay thế cho gươm giáo. Vào thời điểm này, con người bắt đầu có ý muốn chinh phục và khai phá thiên nhiên bằng trí tuệ và công cụ của mình. Tuy nhiên, chính sự khai thác bừa bãi đã làm cho thiên nhiên nổi giận và giáng tai họa xuống cho loài người.
Đây là một phim hoạt hình Nhật Bản hay nhất dành cho thiếu nhi. Nhưng đối tượng phù hợp nhất có lẽ là thanh thiếu niên và người lớn. Vấn đề mà bộ phim đề cập cũng chính là vấn đề nóng bỏng của mọi thời đại: Bảo vệ môi trường sinh thái.

Chú heo màu đỏ (Porco Rosso) – 1992

Lấy bối cảnh Thế chiến thứ nhất, một phi công lái máy bay chiến đấu đã trở thành một người săn tiền thưởng luôn nhằm vào những tên cướp biển lái máy bay tại vùng biển Adriatic. Người phi công này bị một lời nguyền làm khuôn mặt của ông bị biến thành mặt heo. Tên thật của ông là Marco Pagot, nhưng từ khi bị lời nguyền ông có một tên khác mà mọi người biết đến là Porco Rosso.
Porco Rosso có mối tình lãng mạn với Gina, người sở hữu và điều hành các câu lạc bộ cùng khách sạn biển dành cho phi công lái thủy phi cơ tại vùng biển Adriatic. Porco đã thể hiện thái độ chống phát xít của mình rất rõ ràng: “Tôi thà làm heo hơn là một tên phát xít”.

Nàng công chúa ở thung lũng gió (Nausicaa of the Valley of the Wind) – 1984

Bộ phim là một hành trình xuyên thời gian và không gian để tới Thung lũng Gió, nơi mà cái thiện chống lại cái ác vì tương lai của cả nhân loại. Trang IMDb – một trang web đánh giá phim rất uy tín – đã đưa bộ một trong những bộ phim hoạt hình Nhật Bản hay nhất này vào danh sách “Top 50 phim hoạt hình hay nhất mọi thời đại”.
Hơn 1.000 năm trước, trận hỏa hoạn “Ngọn lửa 7 ngày” đã hủy diệt phần lớn sinh thái Trái Đất. Chỉ còn sót lại vài quốc gia. Sau đó, phần lớn bề mặt hành tinh của chúng ta bị bao phủ bởi Biển Thối, những cây nấm khổng lồ và hàng vạn loài côn trùng to lớn khác phát triển rất mạnh. Phần đất liền thì bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Nausicaa là công chúa đa tài của Thung lũng Gió. Nàng sở hữu trí tuệ và khả năng võ thuật siêu đẳng lại còn vô cùng nhân từ và ham mê nghiên cứu. Nausicaa còn có khả năng đặc biệt là giao tiếp với những con côn trùng khổng lồ. Nhất là Ohmu, một sinh vật vô cùng thông minh và to lớn nhất ở Biển Thối. Công chúa Nausicaa thường xuyên khám phá Biển để làm các thí nghiệm khoa học, với mong muốn tìm hiểu nguyên nhân ô nhiễm nơi đang sống. Nếu muốn tìm kiếm những bộ phim hoạt hình Nhật Bản hay nhất thì đây chính là bộ phim mà bạn không nên bỏ lỡ.

Hàng xóm của tôi là Totoro (Tonari no Totoro) – 1988

Sự thành công của bộ phim lớn đến nỗi mà chú Totoro đáng yêu đã trở thành biểu tượng của hãng Ghibli luôn.
Lấy bối cảnh Nhật Bản năm 1958, bộ phim là câu chuyện giản dị về hai bé gái: Satsuki (10 tuổi) và Mei (5 tuổi) cùng với bố chuyển nhà về nông thôn. Trong một lần tình cờ ra vườn, Mei nhìn thấy và đi theo một con Totoro nhỏ. Sau đó phát hiện ra nơi ở của ba con Totoro – những thần linh của khu rừng. Bộ phim mang thông điệp giản dị mà ý nghĩa: chẳng cần phải đi đâu xa, những điều kì thú ở ngay bên cạnh bạn.  Ngoài ra, nó còn làm khán giả hoài niệm về những ký ức tươi đẹp mà cuộc sống hiện đại bận rộn làm mờ đi.
Bộ phim được vẽ hoàn toàn bằng tay, hình ảnh trong sáng tươi vui, nét vẽ tỉ mỉ, sinh động đến từng chi tiết.

Lời thì thầm của trái tim (Whisper of the Heart) -1995

“Lời thì thầm của trái tim” là một trong những tác phẩm hiếm hoi của Studio Ghibli nói về cuộc sống bình dị ở một đô thị lớn. Đây là bộ phim được rất nhiều người ưa thích.

Bộ phim mở đầu bằng một giai điệu ngọt ngào của bài hát “Country Road” bằng tiếng Anh. Nhân vật chính là cô bé Shizuku Tsukishima 14 tuổi. Hằng ngày, cô bé đều đến thư viện mượn sách về đọc và đây cũng được coi là một công việc yêu thích của cô bé. Sau mỗi cuốn sách là một tấm thẻ ghi tên người mượn và trong đó có một cái tên khiến cô rất tò mò là Seiji Amasawa. Và từ đây, câu chuyện tình cảm nhẹ nhàng và rất dễ thương của hai nhân vật bắt đầu.

Rate this post

Be the first to post a comment.

Add a comment